Trời mưa kinh thật. Cứ rào rào. Đoạn đường từ nhà mình ra Giải Phóng thể nào cũng ngập, và mỗi lần đi qua đó mình đều hồi hộp xem cái xe thấp tè của mình có bị chết máy không. Lần nào cũng hồi hà hồi hộp, nhưng chả lần nào chết máy. Rõ phí cả sự hồi hộp. Mưa vẫn rào rào, bọn em đã dậy lục tục để chuẩn bị đi làm, mình manh nha ý định gửi tin nhắn cho “quyền” của “quyền trưởng nhóm” bảo rằng em bị ốm, em xin nghỉ nhưng lại thấy thật phí phạm, xếp đang đi vắng, chả tội gì, vẫn bảo là mặc kệ xếp, nhưng rõ ràng, mỗi khi xếp đi vắng thì thấy văn phòng thật tuyệt. Vậy nên, mấy ngày nghỉ ốm không ly do nên dành cho những ngày có sếp ở văn phòng. Thế là lóc cóc mò dậy. Đang đánh răng thì thằng Cốc lò dò đứng ngay cửa phòng tắm, bảo: hôm nay bác đưa em đi học à? (nó hỏi thế vì bố mẹ nó đã biến mất), mình mới bảo rằng: hôm nay em được nghỉ vì trời mưa, em ở nhà với bà, đừng đánh em Linh Vy nhé. Nó vừa “vâng” ngọt xớt thì đã rú lên: bác làm mù mắt em rồi, bọt đánh răng bắn vào mắt em. Thế là nó cứ ôm lấy một mắt và một hai bảo rằng mình làm mù mắt nó. Rõ hâm, ai bảo đứng đấy. Nhưng đấy là mình nghĩ, chứ miệng thì bảo: bác xin lỗi em nhé, chả mù đâu. Nhà này buồn cười thật, người lớn suốt ngày phải đi xin lỗi trẻ con, mà toàn vì những việc rất vớ vẩn. Thảm họa nhất là vụ bố thằng Dưa Hấu gọi điện cho bố của mình, thì thấy bố mình luôn miệng xin lỗi thằng Dưa Hấu, mới hỏi: vì sao bố lại phải xin lỗi nó nhiều thế? Bố mình mới vui vẻ trả lời rằng: nếu không xin lỗi nó, thì nó không ăn cho.
Thế là mình đi làm. Qua đoạn đường trũng cũng hồi hộp và xe lại chả chết máy. Ngày mưa, đáng lẽ Hà Nội sẽ có thể trở nên thảm thiết trong mắt mình, và mình sẽ có thể viết vài dòng có chút mơ mộng. Nhưng điều đó hơi khó, vì dạo này ở gần văn phòng có một lớp học trống. Khi mình đến văn phòng và đi xuống đường thì cái góc phố rất đẹp gần văn phòng cứ uỳnh uỳnh tiếng trống, chả hiểu là đang đánh bài gì nhưng rất rộn ràng. Thế là thôi, mình lôi sữa Anlene ra uống, bật máy vi tính để nhập mớ tài liệu tồn đọng cả năm nay. Được cái, mình rất giàu trí tưởng bở : sữa Anlene có vị vani nên mình quên là mình đang chăm sóc tuổi già mà nghĩ là mình đang ăn kem, và trước khi nhập số liệu mình đã chụp tai nghe lên, bật nhạc nghe cho đã, thế là khi gõ mấy con số loằng ngoằng mà có nhạc thánh thót trong tai lại có cảm giác như mình đang chơi piano chứ. Sợ thật, nhưng dù sao ngày cũng rất tuyệt, bằng cách này hay cách khác, mình không nên luôn luôn để cho thời tiết gây ảnh hưởng, thi thoảng thì ok
VINH
Khinh Vũ Phi Dương
Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013
Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013
ừ thì viết vài dòng
Vì Hà Nội đang đẹp quá. Năm nào vào lúc này, hình như tôi cũng nghĩ như vậy. Dọc phố tôi đi làm hoa nở bung trời. Có hôm tôi nghĩ bụng, chắc cuối tuần rủ mọi người đưa trẻ con vào công viên Thống Nhất, bọn nó chơi còn mình chụp ảnh hoa, nhưng chưa cuối tuần nào làm được. Đổi lại, sáng sáng tôi đi làm, cổ cứ nghểnh lên như dở hơi vì cả một đoạn dài trên đường, bằng lăng nở ngập phố, đều là tím cả những mỗi cây tím một kiểu, chả cây nào giống với cây nào. Và chiều chiều đi làm về, tôi lại cứ băn khoăn có nên dừng lại để chụp ảnh mấy cái cây mà mình thích không, và rồi chả bao giờ dừng lại vì thấy mình cứ hâm hâm làm sao đó, mặc dù mình thì cũng hâm hấp thật, nhưng hâm ở đâu thì hâm, ngay tại Hà Nội, nhiều khi mình không dám làm nhiều việc mà mình luôn làm ở nơi khác, để rồi đến lúc gần về đến nhà lại thấy lo lo, rằng có thể mai bằng lăng lại đã rụng hết và mưa xuống, màu hoa hết tím, và mình sẽ không chụp được ảnh cái cây hoa mình thích nữa. Thế là năm nào cũng như năm nào, đến giờ tôi vẫn chưa chụp được cái cây bằng lăng còi cọc mọc trên phố tôi qua.
Kiểu viết này đạt đúng xì tai: em nhìn thấy hòn đá, em nhặt nó cho vào túi, nó rơi ra, em lại nhặt lên. Nhưng quả thật, dạo này mình không cất bút nổi, nghĩa là sang năm, lúc mở cái blog ra, chả có gì mà đọc, để mà cười, hay để mà mắt lấp dấp nước.
Ở nhà thì như hài kịch, buổi tối thằng cháu kì quặc mãi không quyết định được chỗ ngủ của bản thân, cứ đi hết từ phòng này sang phòng kia, mỗi lần di chuyển nó lại bắt mình đi theo, và thị em nó thì nó không cần những vẫn lũn cún theo sát anh, vậy là cái binh đoàn 3 người cứ ôm gối đi ra rồi lại đi vào, mình thực tình là người rất nghiêm túc, nhưng nhiều khi lại bị rơi vào hoàn cảnh trở thành kẻ khôi hài là thế.
Lại chuyển từ đề tài Hà Nội đẹp sang thằng cháu kì quặc: thằng này hôm trước đi học về, mẹ nó kiểm tra ba lô thấy có 2 sợi chiếu, nếu để bên ngoài thì tôi sẽ nghĩ là rác. Mẹ nó mới hỏi nó: là cái gì đây? Sao con cho nó vào túi. Thì nó hớt hơ hớt hải kiểu như sợ bị quăng đi mất và trả lời: 2 cái sợi chiếu này con nhặt ở lớp, để hôm nào ông nội ra ông nội hái cái lá rồi làm con trâu cho con. Èo, thế này ông nội kết nó là phải. Xét cho cùng, nó cũng hâm hâm như ông nội. Nếu ông nội ở đây, sáng sáng thường thò cổ vào phòng nó, giơ tay nhắm vào nó và bắn: pằng pằng. Nó lại hỏi: ông bắn cái gì thế. Và ông trả lời: ông bắn cái chiếu, thế là nó cho qua. Vì nó kỳ quặc, nên nhiều người kết thân với nó cũng kỳ quặc theo. Hôm qua, mình sang nhà thằng kỳ quặc khác, bà nội còn bắt mình cầm về một con ve sầu (nhưng bà gọi là con cạp cạp) cho thằng này. Bà buộc con cạp cạp vào cái dây, cái dây quấn vào tờ giấy cuộn tròn, rồi đưa cho mình, bảo: cầm về cho nó chơi, tau bắt được buổi sáng, thằng DH chơi chán rồi. Mình phải cho ngay vào túi, chứ chả nhẽ lại phất phơ con cạp cáp ấy đi giữa đường.
Đang định cuối tuần leo lên tàu đi về quê. Mục đích là ăn một bữa vèo luộc với ông nội của bọn nó, và chụp chung với ông nội một tấm hình, vì ông vừa mới nhổ cái răng cửa. Nhưng ông lại quyết định đi trồng răng luôn, thế thôi, mình chả về nữa. Cuối tuần mình lại lê từ nhà thằng cháu này sang nhà thằng cháu kia với mớ tài liệu lúc nào cũng phải xin gia hạn deadline. Lúc nhận việc thì lúc nào cũng nghĩ rằng ô đây là cơ hội, nhưng đến lúc làm nhiều khi lại thấy nó là của nợ. Ngày tháng chỉ được cái rộng dài nhưng trôi vèo vèo. Chấp chới trong nắng chói và hoa lá nhiều màu này là gì?
Ảnh chụp ở Le Petit Café, ngồi thế này làm sao mà học được nhỉ? Mình mà ngồi thế này chắc đầu óc chỉ la cà từ bình hoa ra giá sách, công nhận em này giỏi thật! Hôm nào chị khỏe lại, lên đây, thể nào em cũng dẫn chị ra chỗ này
Note: bài này copy từ FB sang, không hiểu ảnh gốc giờ ở đâu:-)
Kiểu viết này đạt đúng xì tai: em nhìn thấy hòn đá, em nhặt nó cho vào túi, nó rơi ra, em lại nhặt lên. Nhưng quả thật, dạo này mình không cất bút nổi, nghĩa là sang năm, lúc mở cái blog ra, chả có gì mà đọc, để mà cười, hay để mà mắt lấp dấp nước.
Ở nhà thì như hài kịch, buổi tối thằng cháu kì quặc mãi không quyết định được chỗ ngủ của bản thân, cứ đi hết từ phòng này sang phòng kia, mỗi lần di chuyển nó lại bắt mình đi theo, và thị em nó thì nó không cần những vẫn lũn cún theo sát anh, vậy là cái binh đoàn 3 người cứ ôm gối đi ra rồi lại đi vào, mình thực tình là người rất nghiêm túc, nhưng nhiều khi lại bị rơi vào hoàn cảnh trở thành kẻ khôi hài là thế.
Lại chuyển từ đề tài Hà Nội đẹp sang thằng cháu kì quặc: thằng này hôm trước đi học về, mẹ nó kiểm tra ba lô thấy có 2 sợi chiếu, nếu để bên ngoài thì tôi sẽ nghĩ là rác. Mẹ nó mới hỏi nó: là cái gì đây? Sao con cho nó vào túi. Thì nó hớt hơ hớt hải kiểu như sợ bị quăng đi mất và trả lời: 2 cái sợi chiếu này con nhặt ở lớp, để hôm nào ông nội ra ông nội hái cái lá rồi làm con trâu cho con. Èo, thế này ông nội kết nó là phải. Xét cho cùng, nó cũng hâm hâm như ông nội. Nếu ông nội ở đây, sáng sáng thường thò cổ vào phòng nó, giơ tay nhắm vào nó và bắn: pằng pằng. Nó lại hỏi: ông bắn cái gì thế. Và ông trả lời: ông bắn cái chiếu, thế là nó cho qua. Vì nó kỳ quặc, nên nhiều người kết thân với nó cũng kỳ quặc theo. Hôm qua, mình sang nhà thằng kỳ quặc khác, bà nội còn bắt mình cầm về một con ve sầu (nhưng bà gọi là con cạp cạp) cho thằng này. Bà buộc con cạp cạp vào cái dây, cái dây quấn vào tờ giấy cuộn tròn, rồi đưa cho mình, bảo: cầm về cho nó chơi, tau bắt được buổi sáng, thằng DH chơi chán rồi. Mình phải cho ngay vào túi, chứ chả nhẽ lại phất phơ con cạp cáp ấy đi giữa đường.
Đang định cuối tuần leo lên tàu đi về quê. Mục đích là ăn một bữa vèo luộc với ông nội của bọn nó, và chụp chung với ông nội một tấm hình, vì ông vừa mới nhổ cái răng cửa. Nhưng ông lại quyết định đi trồng răng luôn, thế thôi, mình chả về nữa. Cuối tuần mình lại lê từ nhà thằng cháu này sang nhà thằng cháu kia với mớ tài liệu lúc nào cũng phải xin gia hạn deadline. Lúc nhận việc thì lúc nào cũng nghĩ rằng ô đây là cơ hội, nhưng đến lúc làm nhiều khi lại thấy nó là của nợ. Ngày tháng chỉ được cái rộng dài nhưng trôi vèo vèo. Chấp chới trong nắng chói và hoa lá nhiều màu này là gì?
Ảnh chụp ở Le Petit Café, ngồi thế này làm sao mà học được nhỉ? Mình mà ngồi thế này chắc đầu óc chỉ la cà từ bình hoa ra giá sách, công nhận em này giỏi thật! Hôm nào chị khỏe lại, lên đây, thể nào em cũng dẫn chị ra chỗ này
Note: bài này copy từ FB sang, không hiểu ảnh gốc giờ ở đâu:-)
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012
Gud Bye!
Hai ngày làm việc dài dằng dặc kết thúc. Đến bây giờ em mới cảm thấy là đầu mình như có một cái vòng sắt mỏng bó quanh, chỉ muốn nổ tung. Đại biểu đã về hết, căn phòng trống trơn, em thấy tiếc là mình không mang theo máy ảnh, để em chụp lại cái cabin em đã ngồi trong đó suốt hai ngày, mắt căng ra, và có lúc em thao thao bất tuyệt. Dù hơi muộn, nhưng cuối cùng em cũng đã dám làm một việc mà mình thích và từ trước tới nay chưa dám làm. Dưới sảnh vằng lên những rộn ràng của một bài hát Giáng Sinh, vài người chạy ra ngó xuống. Em chợt như thấy mình đang ngồi bên thềm một căn nhà cũ, vắng lặng, xa xa là ánh đèn của một cuộc sum vầy nhỏ của ai đó. Và em tính viết lại cảm giác ‘bi thương” này lúc em trở về nhà, nhưng rồi em lại vui ngay, khi hòa vào đèn xe trên phố, những lấp lánh của các thân cây bên đường, và nghĩ về những chuyện kỳ cục mà mình đã vấp phải trong ngày, cả câu chuyện chị kể cho em từ tối hôm trước. Chị không biết là câu chuyện đó đã giúp em nhiều như thế nào trong hai ngày vừa qua đâu, cái cậu chuyện mà chị bỏ vài trang khi đứng lên đọc nghị quyết ấy. Em đã luôn nghĩ đến nó trước khi bắt đầu ngày làm việc của mình, và mỉm cười. Chị đôi khi cứ làm to lớn những chuyện đã đủ to lớn, cứ đào hùng hục những cái hố đã sâu hun hút, mà không biết rằng mấy cái chuyện vụn vặt này nó thú vị biết chừng nào. Sắp sang một ngày mới của chị, em thật lòng mong chị lại là cô gái nhỏ đã quyết định bỏ qua vài trang giấy tưởng là quan trọng trước một đám đông cũng đang làm ra vẻ quan trọng đó, chuyện tưởng chỉ là hài hước và thú vị, nhưng đối với em nó thật sự thấm thía, chị thử nghĩ lại mà xem.
Lúc tìm một cái file word để viết vài dòng cuối cho cái blog này, em thấy đoạn viết dở em và chị từng đọc và cười dưới đây. Em đã quên bẵng mất nó và em biết mình sẽ không bao giờ viết tiếp, như bao thứ em từng để dở dang, giờ em tặng chị đấyJ. Chị đừng “cầm tay chỉ việc” cho em, em sẽ tự tìm thấy nhà mới của chị bằng một cách nào đấy và sẽ rất vui khi biết mình đã gõ cửa đúng căn nhà!
Khanh giật giật cái dây chun buộc tóc, và lắc lắc đầu, mái tóc dài đổ tràn xuống vai, rối bung. Ở tuổi 40, mặt cô tròn hơn ngày xưa một chút, nhưng đôi mắt gần giống một mí của cô thì vẫn vậy. Ngày xưa, có lúc cô bảo, sao mắt mình không chịu buồn đi một tý, ngay cả khi lòng cô vỡ vụn, biết đâu mọi việc sẽ được kết thúc nhanh hơn. Cùng đường lắm trong mắt cô chỉ là sự tĩnh lặng, còn không, đôi mắt ấy chỉ cười, khi vui cũng như khi không biết nói gì trước những câu hỏi chạm vào những điều chỉ chực bung ra…
Sự kết thúc đáng ra có thể nhanh hơn mà cô nghĩ trong đầu là hình ảnh đang nhún nhảy ở trên nệm sau lưng cô, thấp thoáng, thò ra thụt vào qua tấm gương trước mặt. Khanh bé (cả nhà vẫn gọi con bé là vậy cho dễ, hơn là cái tên Mai Khanh cô đặt cho nó) vừa nhún nhảy trên nệm, vừa tung hứng hai quả cầu len to bằng quả bóng bàn, một xanh một đỏ. Và người đàn ông đang ở cách cô cả 2 ngàn km, có thể đang nhăn nhó trước bản vẽ thi công trong nắng và bụi, hay làm gì đấy thì chỉ có trời mà biết được (là cô thường bảo anh như vậy).
Khanh chải gọn tóc và búi lại một búi to sau đầu, kéo mấy sợi tóc mai cho lòa xòa trước mắt, và mỉm cười. Trước đó mấy ngày, An đã gọi điện vào bảo: Em phải sửa tóc đi nhé, hãy xem như lần này là cơ hội để em sửa cái mái tóc cũ kỹ của em đi, cắt ngắn đi cũng được này, hoặc uốn xoăn lên một tý, sẽ vẫn là em, nhưng trông mới mới, chứ suốt ngày cứ buộc và túm như vậy chán lắm. Lúc đó, Khanh đã cười trong điện thoại, ra chiều đồng ý. Rồi cũng có lúc vào hôm cuối tuần, cô đi ra hàng tóc quen của mình, định cắt ngắn đi và làm xù tứ tung lên, nhưng rồi cô lại ra về sau khi chỉ hấp cho mềm tóc và tỉa qua đoạn tóc chẻ, và rồi cô lại buộc túm hết lên.
Chuông điện thoại kêu sau lưng, tấm hình tóc xù của An lấp ló, cười ngoắc miệng. Cô mở máy, đầu kia là giọng An nhẹ nhưng lúc nào cũng hơi nhanh “Hai mẹ con đã nghỉ đủ chưa, xuống đây đi, mọi người đang đắp cát, Khanh bé có thể sẽ rất thích trò này, mà em đã sửa tóc chưa đấy, đừng nói là em lại lúc lắc 1 quả bưởi sau đầu để gặp chị ở đây đấy nhé!”. Lúc ấy, Khanh hơi hối hận một chút, cô nghĩ cho dù cô không thích thì sao không cứ thử sửa tóc đi một chút trong dịp này, tóc sẽ lại dài ra ngay thôi, và An chắc sẽ vui, mặc dù rất nhanh sau đấy An cũng sẽ quên béng cái sự kiện sửa tóc của cô thôi.
Khanh hớt từ trên cao 2 quả cầu len vào bảo: nào, nào Khanh bé, tóc con lại xù lên rồi, mình xuống biển, chỗ cô An đang chuẩn bị cho đám cưới đi, không cần phải chải đầu lại nữa, vì đường nào tóc con cũng sẽ xù lên với một mớ cát. Khanh bé một tay níu vào vai cô, một tay kéo lấy sợi dây chun, và tóc Khanh lại bung ra. Thế là hai mẹ con tóc tai lòa xòa dắt nhau đi ra khỏi phòng. Điện thoại reo, đầu kia anh bảo cô: Hai mẹ con ra đến nơi chưa? Check-in chưa? Giờ anh mới chợt nhớ ra để gọi điện thoại. Ở đây mưa dã man, mà tối theo lịch là đổ bê-tông chứ. Khanh bé xíu xẹo đâu rồi? Cô bảo: Khanh bé xíu xẹo đang làm bù xù Khanh lớn. Cho em gửi lời hỏi thăm tới bê-tông của anh nhé. Nói rồi cô đưa điện thoại cho Khanh bé. Cô buông tay con để quấn lại tóc, con bé vừa đi vừa luyên thuyên chuyện gì đó rồi cười nắc nẻ, loáng thoáng cô nghe nó bảo: nhưng nếu như thế thì cô An và chú rể sẽ ẩy 2 mẹ con con xuống biển và con mực sẽ dùng râu quấn chặt 2 mẹ con con đến nghẹt thở. Khanh hầu như không bao giờ hỏi con là hai bố con vừa nói chuyện gì. Cô phải cố gắng lắm mới làm được việc đấy, xem như là tôn trọng bí mật của bố và con gái, cũng là cách duy trì cho mình một sự tò mò nhỏ về những bí mật không bao giờ được tìm hiểu bằng lời. Con bé giơ điện thoại lên trả cho mẹ, ngước cặp mắt đen có hàng mi đậm nhìn cô. Cặp mắt không giống cô, mà giống anh. Cô từng hẹn với An rằng đến ngày cưới An, cô sẽ đi cùng chồng và con gái xuống. Nhưng rồi tuần trước, khi cô đang chơi cá ngựa với Khanh bé, còn anh thì đang im lặng với chồng bản vẽ ở cái góc chất đầy giấy tờ và bút thước của mình, anh quay lại và cũng với hàng mi đậm thế này, nhìn cô và bảo: ngày cưới An là thứ 7 tuần sau đúng không em, anh không đi dự được rồi, hôm đó anh phải có mặt ở dự án ở Đà Nẵng. Em với con đi thôi nhé. Cô ngước lên bảo: ôi, thế là anh phá vỡ tưởng tượng của em. Anh cười, bảo: mới chỉ phá vớ thôi à? Anh chỉ muốn tán mịn nó ra, như xi măng ấy. Anh hy vọng em không tưởng tượng là em mặc váy xòe giống cái chum, còn anh mặc áo có đuôi, cái mũ có chùm lông và đi đến đám cưới của An đấy chứ? Cô bảo: sao em không nghĩ ra cảnh đó nhỉ? Em chỉ nghĩ ra cảnh anh đứng cạnh em trong đám cưới, bực bội nhìn cái ghế bằng cát của An và quay sang hỏi em: em nghĩ kết cấu toàn cát như thế có đạt yêu cầu không? Nói vậy thôi, nhưng cô thoáng buồn, cô bảo anh: chán nhỉ, nhưng biết đâu kế hoạch của anh lại thay đổi, cứ đến hôm đấy xem như thế nào vậy…
Biển buổi sáng mùa đông không có nắng, đốm nắng duy nhất là cái áo đỏ của An. Cô đang đứng trước cái ghế bằng cát đầu tiên vừa được đắp xong đầy vẻ phấn khích. Khanh phì cười, cô đang nghĩ An vui vì cuối cùng đã thực hiện được mơ mộng về những cái ghế cát, hay là vì người đàn ông đang loay hoay chụp hình cho cô không biết. Cô nhận ra người đàn ông nhờ những tấm hình An gửi từ trước. Chỉ cách nhau 200km, nhưng hai chị em không hề gặp nhau trong nửa năm nay, kể từ khi An nhắn tin cho cô vào lúc cô đang buồn ngủ trĩu mắt vì dỗ mãi Khanh bé vẫn chưa chịu ngủ. Tin nhắn ngắn ngủi bảo rằng Chị đang nhớ một người. Sau đó thì Khanh ngủ mất. Lúc tỉnh dậy cô thấy mình đang quên một việc gì đó thì phải… chỉ đến khi An gửi cho cô những tấm hình đi chơi chung với một người đàn ông lạ, Khanh mới sực nhớ ra niềm vui của bạn.
Khanh với anh có rất ít ảnh chụp chung với nhau. Anh cũng không thích chụp hình cho Khanh. Hồi mới quen, những lần đi chơi chung, anh thường cầm máy ảnh cho cô, nhưng mỗi lần cô ngoái lại chỉ thấy anh đang nhìn cô, im lặng và chăm chú. Cô chẳng hiểu sao cũng không nhắc anh chụp cho mình vài tấm, đơn giản vì cô thích cái cảm giác mỗi lần quay lại, thấy anh đang im lặng nhìn mình. Thế nên giờ nhìn cảnh hai vợ chồng An đang người giơ máy chụp, người giơ tay làm dáng, Khanh thấy đáng ra An phải gọi mình là chị mới đúng, vì mình không có được hồn nhiên vô số nụ cười như An..................................................................................................................................................................................
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012
sắp hết một năm
Hôm nay là ngày cuối của tháng 11, mai là tháng cuối, và mình biết nó sẽ trôi qua rất nhanh. Đã lâu, không thấy muốn viết một điều gì, thi thoảng nhìn thấy mấy hình ngồ ngộ, hay hay cũng tính chụp lấy, nhưng lúc thì lười, lúc thì không mang máy ảnh. Đã quen lại với việc lọ mọ hàng đêm với những bản dịch và bắt đầu nghĩ tới việc học lại khoản dịch nói. Sách vẫn đọc được đều. Trộm vía, đầu óc rất là minh bạch. Thi thoảng cũng nổi giận chuyện này chuyện nó, nhưng rất mau chóng đưa nó ra khỏi đầu, phần vì ở văn phòng rất bận, về nhà cũng luôn có việc gì đó để làm. Mục tiêu từ giờ đến cuối năm rất giản dị:-), thanh toán nốt số sách trong tủ, quay lại được tốc độ dịch viết cách đây 6 năm và quay lại được khả năng bơ đời khi dịch nói của cách đây 7, 8 năm:-). Nhưng giờ nghĩ cho cùng, hồi đó mình dịch viết nhanh là vì mình có được sự "ẩu đoảng' của tuổi trẻ, hồi đó mình cũng cứ bơ đời khi dịch nói là vì mình điếc không sợ súng, cũng là do trẻ nốt. Bây giờ cái gì cũng muốn làm kỹ hơn, cũng không muốn nói bừa nữa, nên rồi chậm hơn và cũng biết run nhiều:-). Sáng nay chạy xe qua hồ, sương giăng mờ mờ, bình yên nhớ tới 1 bài thơ mình thích, nhưng giờ không còn tự bắn mình ra xa tít mù khơi khi lẩm nhẩm đọc nó nữa. Và một mục tiêu nữa cho những ngày tới mà không hề giản dị tý nào làm mình pải quay về để làm con cò hương như cũ:d.
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012
đầu đông:-)
Rồi trời cũng trở rét sau một cơn mưa. Tôi nhìn mớ hành tăm lún phún lá xanh trong chậu cây cảnh, đan xem 1, 2 bông hoa lạc vàng ươm của mấy cây lạc nảy mầm từ vài cái hạt em tôi vứt đại vào đất, lại nghĩ đến xuân, chứ không phải đông. Sáng sáng vẫn đi bộ từ nhà này sang nhà khác dưới những tán lá xanh lủ rủ, cả những chùm bông của loài cây tôi không biết tên. Có những sáng tôi đi chậm hơn bình thường, vừa đi vừa nghĩ hay mình nghỉ làm hôm nay, chẳng có gì đặc biệt, chỉ là để xếp lại cái tủ sách, xếp lại cái tủ quần áo, chứ có cái áo này cái áo kia mình thích mà lâu lâu không biết nó lẫn vào đâu. Thế nhưng rồi vẫn cứ xách xe chạy đến vp, thi thoảng dừng tay dừng mắt khỏi máy tính, nhìn mấy tấm thiệp treo lủng lẳng trước mặt, lại sắp cuối năm và sau đó là một đầu năm mới, chỉ để vèo một cái là đến thêm 1 cái cuối năm khác:-).
Cuối tuần trước trời đẹp kinh khủng, rủ bạn nghỉ làm, định lân la ra hàng sách, rồi hiệu may đồ và qua hiệu làm tóc. Phút cuối, không đứa nào nghỉ được, mình chui vào cửa hiệu làm tóc cắt nghoéo cái mái đường trước. Trong gương là cái mặt tròn xoe, hehe, lơ nga lơ ngơ, cuối cùng rồi cũng đến ngày này ư:-).
Cuối tuần trước trời đẹp kinh khủng, rủ bạn nghỉ làm, định lân la ra hàng sách, rồi hiệu may đồ và qua hiệu làm tóc. Phút cuối, không đứa nào nghỉ được, mình chui vào cửa hiệu làm tóc cắt nghoéo cái mái đường trước. Trong gương là cái mặt tròn xoe, hehe, lơ nga lơ ngơ, cuối cùng rồi cũng đến ngày này ư:-).
Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012
ừa, thì viết vài dòng...
Tôi nghĩ hoặc là truyện quá hay đối với mọi lứa tuổi, hoặc là tôi quá hâm khi đọc hết tập này lại mong đến tập kia của Anna tóc đỏ, mà ngoài ra còn có Emily nữa chứ. Hình như lâu rồi không có anh bạn hay cô bạn đúng lứa tuổi nào được tôi lôi ra từ sách để thêm vào thế giới của tôi. Toàn các bạn nhỏ, và tôi toàn bị các bạn ấy "tha hóa".
Quyết định lắc đầu với chuyến đi đợt tết Dương Lịch, tôi nghĩ mình sẽ trở về nhà, không làm gì cả và ăn những món mà mình ưa thích.
Tôi đã có được thói quen đi bộ hàng sáng, xem Discovery buổi tối và đọc dần số sách hiện có vào đêm. Lúc sáng nhìn lên màn hình TV thấy người ta nói về búp bê gỗ của Nga, chợt nhớ ra mình đã từng ước có một con búp bê gỗ, sẽ tìm mua một con. Hehe, không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ thời thơ bé:-).
Bạn Cốc vác đến một tờ giấy gạch chéo gạch ngang vào hỏi: đố bác, em vẽ cái gì đây? trí tưởng tượng của tôi vận động ác liệt và trả lời: là cái cây à? Nhưng Cốc bảo: em vẽ tia chớp đấy. Tôi gật gù, nghĩ đúng là tia chớp thật vì thiệt là nhì nhằng:-). Tôi gấp tờ giấy, cất đi, là bác cất cho em nhé.
Thực ra là không có "cao trào" cảm xúc để viết cái gì:-). Ảnh chụp được từ nửa tháng trước đợt về nhà L:
Quyết định lắc đầu với chuyến đi đợt tết Dương Lịch, tôi nghĩ mình sẽ trở về nhà, không làm gì cả và ăn những món mà mình ưa thích.
Tôi đã có được thói quen đi bộ hàng sáng, xem Discovery buổi tối và đọc dần số sách hiện có vào đêm. Lúc sáng nhìn lên màn hình TV thấy người ta nói về búp bê gỗ của Nga, chợt nhớ ra mình đã từng ước có một con búp bê gỗ, sẽ tìm mua một con. Hehe, không bao giờ là quá muộn để thực hiện ước mơ thời thơ bé:-).
Bạn Cốc vác đến một tờ giấy gạch chéo gạch ngang vào hỏi: đố bác, em vẽ cái gì đây? trí tưởng tượng của tôi vận động ác liệt và trả lời: là cái cây à? Nhưng Cốc bảo: em vẽ tia chớp đấy. Tôi gật gù, nghĩ đúng là tia chớp thật vì thiệt là nhì nhằng:-). Tôi gấp tờ giấy, cất đi, là bác cất cho em nhé.
Thực ra là không có "cao trào" cảm xúc để viết cái gì:-). Ảnh chụp được từ nửa tháng trước đợt về nhà L:
Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012
em ngắm chiếc lá, em ngắm đóa hoa:-)
Tôi đột xuất dính vào một vụ tập văn nghệ, vừa múa vừa hát. Từ bé, tôi vẫn thường bị lôi vào tập văn nghệ với một số lý do chả bao giờ liên quan đến khả năng ca hát. Nhưng đấy là chuyện hồi bé, chuyện hồi đi học, chứ tôi cũng chả lường được đến độ tuổi này, tôi vẫn cứ hát múa như trẻ con thế này. Tham gia thêm vụ này nữa thì đi đến kết luận, cái trò tập văn nghệ từ bé đến lớn cho đến già, chả có gì khác nhau: cũng cãi nhau nhặng xị, cũng thay đổi phương án xoành xoạch, nhưng may là đứng đắn hết rồi nên không có kẻ lên cơn dỗi bỏ ngang giữa chừng. Nhưng bỏ ngang giữa chừng thì vấn có, và lý do thì cũng gần như của bọn trẻ con: rằng anh thấp hơn anh L, không đẹp đội hình, thế nên cho anh rút. Kết quả là một anh khác phải thế vào, với chiều cao thì cũng đại loại như anh cũ. Và thế là tập, là thảo luận. Có hôm thảo luận hăng quá, trưởng đại diện phải tung cửa chạy xuống, hỏi: bọn mày đang cãi nhau à, tao đoán là có 1 đứa có ý kiến trái ngược với những đứa còn lại phải không? tôi mỗi lầm bầm rằng: mỗi đứa có 1 ý kiến khác nhau ấy chứ. Đổi lại thì cuối cùng cũng ra được một kịch bản khá là ưng ý, các diễn viên không chuyên cũng đã diễn được hòm hòm, để rồi sẽ phải áo mớ ba mớ bảy, khăn đống, trống cơm đi khớp nhạc khớp lời với ca sỹ không chuyên mà rất muốn tỏ ra chuyên bằng thứ ngôn ngữ chả phải của anh ý. Thế nên tôi thấy rất là mông lung, bọn tôi phải múa cho đúng điệu, múa cho khớp nhau, khớp với nhạc, song song là phải hát cho đúng nhạc, đúng lời, không ai được nói ngọng "lên" thành "nên", và tất nhiên là phải hát cho đồng đều với nhau, và rồi tất cả sẽ phải khớp với anh ca sỹ không chuyên ngoại quốc hát lời Việt kia. Mà anh ca sỹ thì nghe nói rất hắc xì dầu, rất có khả năng sẽ mang chức vụ của mình vào nghệ thuật. Thế nên tôi mới bảo: nếu làm em bực mình, em sẽ đi đi lại lại và dẫm giầy cao gót vào chân ông ý:-).
Không biết tôi có bực mình hay không, nhưng tạm thời tôi thấy cũng không đến nỗi tiếc mấy buổi tập yoga mấy, cũng không quá lo ngại với mớ tài liệu đang lanh tanh bành trên bàn vì ngày nào cũng phải nghỉ sớm một chút để xoay ngang xoay dọc và hát hụt hơi như leo cầu thang bộ lên tầng 10 lắm. Vì đổi lại, tôi cười ngoặc cả miệng, đi đi lại lại cũng là một hình thức tập thể dục, và hơn hết tôi thấy vui khi thấy mình dần hòa nhịp được với người khác theo cách này: dịch nhịp nhàng một cuộc trò chuyện xem chừng không khó bằng hát múa đúng nhạc và đồng đều với các bạn khác:-)
Không biết tôi có bực mình hay không, nhưng tạm thời tôi thấy cũng không đến nỗi tiếc mấy buổi tập yoga mấy, cũng không quá lo ngại với mớ tài liệu đang lanh tanh bành trên bàn vì ngày nào cũng phải nghỉ sớm một chút để xoay ngang xoay dọc và hát hụt hơi như leo cầu thang bộ lên tầng 10 lắm. Vì đổi lại, tôi cười ngoặc cả miệng, đi đi lại lại cũng là một hình thức tập thể dục, và hơn hết tôi thấy vui khi thấy mình dần hòa nhịp được với người khác theo cách này: dịch nhịp nhàng một cuộc trò chuyện xem chừng không khó bằng hát múa đúng nhạc và đồng đều với các bạn khác:-)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)